
Phải làm gì? Khi bé đau bụng cả khi bú sữa mẹ
Khóc không rõ nguyên nhân, la hét, mặt đỏ bừng, đau bụng… ngay cả khi bé bú sữa mẹ. Khi gặp các trường hợp đó chắc hẳn các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng, mặc dù chúng ở mức độ nhẹ. Nhưng đừng lo lắng, chỉ với những động tác xoa dịu đơn giản và kiểm soát việc cho bé ăn là bạn có thể giúp con bình tĩnh. Hãy cùng Physiolac tìm hiểu ngay vấn đề này.
Cơn đau bụng của trẻ bú mẹ, khóc không rõ nguyên nhân
Đau bụng ở trẻ sơ sinh thường xảy ra khoảng 20% với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng. Cho dù trẻ bú mẹ hay không, trẻ đều có thể gặp những cơn đau bụng này và biểu hiện qua tiếng khóc dữ dội của bé.
Hiện tượng này có thể khiến các bậc cha mẹ ngạc nhiên và lo lắng vì họ đều không nghĩ rằng con mình bú sữa mẹ có thể bị đau bụng. Trên thực tế, những cơn đau bụng của trẻ bú sữa mẹ là thường xuyên và khá lành tính.
Nhận biết đau bụng ở trẻ bú sữa mẹ
Trẻ sơ sinh đau bụng thường dưới 3 tháng tuổi nhưng những vấn đề tiêu hóa này đôi khi có thể kéo dài đến 5 tháng. Đau bụng ở trẻ sơ sinh thường bắt đầu từ 8 đến 15 ngày sau khi sinh.
Những tiếng khóc thét và dữ dội không giải thích được thường xảy ra vào cuối bữa ăn của một đứa trẻ khỏe mạnh, có thể kéo dài vài giờ, chúng thường đi kèm với sự phát ra của ợ hơi, đầy bụng. Bé bị đầy hơi dẫn đến đau bụng.
Bé quấy khóc nhiều hơn vào chiều muộn hoặc tối, mặt đỏ và vận mình, ngọ nguậy các hướng.
Hiện tượng đau bụng này thường tự khỏi vào cuối tháng thứ 3 của cuộc đời. Trong mọi trường hợp, chúng sẽ biến mất vào tháng thứ 6.
Khi đối mặt với các triệu chứng như vậy, hãy luôn tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia y tế.
Nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ bú mẹ
Hiện tượng đau bụng này hầu như không tìm được nguyên nhân, nhưng có một số giả thuyết đã được đưa ra:
– Hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non nớt, khó tiêu hóa một số loại đường. Lactose, loại đường có trong giữa mẹ và đặc biệt giàu lactose hơn khi mới bắt đầu bú. Lactose là một loại đường chính, chủ đạo trong chế độ ăn của trẻ.
Enzym (lactase) hỗ trợ tiêu hóa được sản xuất trong ruột với số lượng quá nhỏ. Khi lượng đường lactose quá nhiều cũng có thể vượt quá khả năng tiêu hóa của enzym. Sau đó, lactose trải qua quá trình lên men và tạo ra khí: đầy hơi gây đau bụng.
– Bé nuốt nhiều khí khi bú mẹ: Mặc dù trẻ bú sữa mẹ nuốt ít không khí hơn trẻ bú bình, nhưng một số trẻ nuốt kém khi bú hoặc khi dòng sữa mẹ mạnh, nhiều nên khi bú bé có thể nuốt quá nhiều không khí, gây đầy hơi, đau bụng.
– Trẻ sơ sinh thường bị đau bụng nhẹ: Tiếng khóc hằng ngày của trẻ tăng trung bình từ 1:45 khi trẻ 2 tuần tuổi, đến 2:45 trung bình khi trẻ 6 tuần tuổi, sau đó giảm dần. Ở trẻ sơ sinh, tiếng khó này tập trung khi thức dậy, đặc biệt là vào cuối buổi chiều và buổi tối, khi cơn đau bụng xuất hiện, điều này có thể khiến tiếng khóc dữ hội hơn.
– Có một nguyên nhân ít phổ biến hơn gây ra chứng đau bụng ở trẻ như không dung nạp đường lactose và dị ứng với protein sữa bò. Những điều này đòi hỏi sự chăm sóc y tế và theo dõi nhi khoa thường xuyên.
Làm gì để tránh đau bụng ở trẻ bé sữa mẹ
* Kiểm soát việc cho con bú
Tốt nhất nên cho con bú trong không gian yên tĩnh. Trong quá trình bú, lưu ý kiểm soát lượng sữa không để bé nuốt quá nhiều không khí, sẽ gây đầy hơi. Điều quan trọng hơn là bé phải ngậm ti của bạn hoàn toàn.
Trong quá trình cho con bú mẹ nếu trẻ bú hết sữa từ vú mẹ thì thành phần của sữa trở nên béo hơn. Nếu mẹ thay đổi vú trong khi cho con bú trước khi trẻ có thời gian bú hết vú đầu tiên, thì trẻ sẽ sử dụng ít năng lượng hơn và đòi bú thường xuyên hơn.
Khi đó bé sẽ ăn sữa này thường xuyên hơn và ít chất béo hơn, dạ dày của bé trở nên trống rỗng nhanh hơn và một lượng lớn lactose (đường sữa) đi vào ruột. Điều này làm cho bé khó tiêu hóa.
Vì vậy, khi cho trẻ bú, mẹ cần tiếp tục cho trẻ bú vú đầu tiên cho đến khi trẻ bỏ bú hoặc ngủ. Nếu trẻ vẫn đói, bạn có thể cho trẻ bú vú thứ hai.
* Làm dịu cơn bụng của trẻ sau khi bú mẹ
Để xoa dịu em bé sau khi bú, những cử chỉ nhỏ, đơn giản đôi khi có thể giúp bé bình tĩnh trở lại:
– Bạn có thể đung đưa em bé trong vòng tay của bạn, đẩy bé đi chơi, hát một bài hát nhẹ hoặc chơi nhạc nhẹ…
– Xoa nhẹ nhàng vùng bụng để khí ở ruột di chuyển qua ruột kết và giảm co thắt. Không ấn quá mạnh, thực hiện chuyển động tròn theo chiều kim đồng hồ trên bụng của trẻ.
– Chườm một chai nước nóng ấm vào bụng trẻ, giúp trẻ giảm đau.
– Quấn bé trong một tấm chăn với cánh tay dọc theo cơ thể, giúp bé ấm áp, thư giản.
Chọn sữa công thức giúp trẻ không đầy hơi, đau bụng
Nếu em bé đang bị đau bụng, không có lý do gì để ngừng cho con bú mà không có lời khuyên y tế. Nếu người mẹ không còn muốn, hoặc muốn tìm một loại sữa công thức bổ sung, thay thế cho con dần cho con thì quá trình chuyển đổi giữa sữa mẹ và sữa sơ sinh phải diễn ra từ từ.
Hãy chọn một loại sữa có lượng lactose hợp lý, phù hợp cho trẻ để trẻ tránh việc bị đầy hơi, đau bụng. Physiolac với hàm lượng lactose được chuẩn hóa không gây đầy hơi, giúp bé dễ dàng tiêu hóa.
> Tham khảo bài viết: 6 điều “cốt lõi” khi chọn sữa công thức cho bé.
>> Tìm hiểu thêm về: Chọn sữa mẹ? Sữa tươi hay sữa công thức cho bé